Cách gọi tên và tính điểm Mạt_chược

Mạt chược hấp dẫn người chơi hơn các môn bài bạc khác vì nó có tính toán, sắp đặt, bao gồm chiến thuật và chiến lược. Cũng là một ván bài đó, người chơi giỏi sẽ tạo nên ván bài lớn, nghĩa là tới nhiều điểm, ở đây gọi là phán. Mốc quan trọng khi chơi là làm sao để "tới mủn" (mủn cun: mãn quan) nghĩa là tới 6 phán và cứ mỗi bội số của 6 phán là thêm 1 mủn. Theo kinh nghiệm, người chơi tham từ 5 phán lên đến 6, nhưng không tham từ 6 lên đến 11, mà sẽ tham từ 11 lên đến 12.Có những trường hợp người chơi phải "bỏ bài". Bỏ bài đây có nghĩa là khi cảm thấy mình khó ù, ít phán hay chẳng có gì để tham trong khi có người bài lớn, nhất là người dưới cánh. Gặp trường hợp này người chơi không còn thiết gì đến chuyện ù nữa mà chỉ lo "đánh lành", cố gắng không để cho người bài lớn ăn/phỗng, hay nói nôm na là không tạo cơ hội cho người bài lớn chạy bài/ù, mà tìm cách đánh cho người ít phán hơn ù. Và theo kinh nghiệm chơi, trong trường hợp gặp người đỏ ù liên miên thì nên cố gắng mà đánh cho người khác ù, cho dù là bài lớn, nhiều phán hơn người đang đỏ (gọi là Triệt Người Đỏ).

Mỗi ván bài khi tới (ù) sẽ có một tên gọi tùy theo kết cục của 4 phu, và cũng từ đó người ta sẽ tính điểm cho ván bài tới (ù).

  • Xuông (hay Cà Ri, Cáy, Muỗi): là tên gọi của một ván bài tạp, nghĩa là khi tới 4 phu bài có đủ thứ, cả tài phao, cả phu ngang, phu dọc. Bài này không được tính phán, cả làng cùng chung 1 đơn vị, không chung cái, con. Đây là ván bài nhỏ nhất.
  • Phình: 4 phu bài đều là phu dọc, ván bài này được tính 1 phán nghĩa là người đánh chung gấp đôi người khác, hoặc bốc lấy thì cả làng chung 2 đơn vị.
  • Tui Tui: 4 phu bài đều là phu ngang, ván bài này được tính 3 phán. Không khung được thêm một phán.
  • Lai Hàng: bài gồm hai loại vừa tài phao vừa 1 hàng bài có cả phu ngang và phu dọc, ván bài này cũng được tính 3 phán, nhưng được cộng thêm phán của tài phao, nếu phu đó có điểm, ví dụ cửa 2 gió Nam thì được 1 điểm nếu có phu Nam.
  • Tui Tui Lai Hàng: 4 phu bài gồm tài phao và một hàng bài phu ngang, ván bài này được tính 6 phán (mủn). Đây là loại bài lớn. (dĩ nhiên cũng được tính thêm phán tài phao, nếu có.)
  • Tui Tui Toàn Cầu Nhần: 4 khàn bài đều là phu ngang phỗng lật ngửa, và quân bài ù cũng do người đánh. Ván bài này được tính mủn cun. Không khung được thêm một phán.
  • Tui Tui Lai Hàng Toàn Cầu Nhần: 4 khàn bao gồm tài phao và 1 hàng [hoặc Văn, Vạn hay Sách) đều phỗng lật ngửa, và quân bài ù cũng do người đánh. Được tính 2 mủn. Không khung thêm 1 phán.
  • Tui Tui Lai Nhất Cửu: 4 khàn (cả ngửa và kín) chỉ gồm tài phao, Nhất và Cửu. Ván bài này được tính mủn cun, nếu Toàn Cầu Nhần thì được 2 mủn; Nhất Cửu Lai Hàng (Tài phao và Nhất Cửu cùng 1 hàng) cũng được 2 mủn, dĩ nhiên cũng được tính thêm phán tài phao, nếu có, Nhất Cửu Lai Hàng Toàn Cầu Nhần thì 3 mủn.
  • Không Hoa, Chữ: là ván bài không có hoa và khung trong bài, ván bài này được tính 1 mủn, nếu có cước sắc tính thêm, nếu có đánh khung được tính thêm phán cho khung đánh đi.
  • Không Hoa, Chữ & Tui Tui: 2 mủn.
  • Không Hoa, Chữ & Xuyên-Phình-Bất Cầu Nhần (hoặc Tán Tiêu-Phình-Bất Cầu Nhần): 2 mủn.
  • Không Hoa, Chữ & Toàn Cầu Nhần: 2 mủn.
  • Không Hoa, Chữ & Tui Tui Toàn Cầu Nhần: 3 mủn.
  • Toàn Hàng: bài gồm 1 hàng (văn, sách, vạn) nhưng cả phu ngang lẫn phu dọc và có cả khung), không có khàn tài phao, ván bài này cũng 1 mủn. Nếu bài không có khung sẽ được 2 mủn, hoặc tui tui toàn hàng cũng 2 mủn, tui tui toàn hàng không khung 3 mủn, không hoa 4 mủn.
  • Cửu Tử Liên Hoàn : Toàn Hàng (Văn, Vạn hay Sách), gồm 3 cây Nhất (1) 3 cây Cửu (9), từ Nhị đến Bát (2-8) mỗi thứ 1 cây, tức chờ cả 9 tiếng từ 1-9. Được tính 3 mủn, không khung thì 4, không hoa thì 5.
  • Toàn Hàng (Tài Phao-Chữ, không Tam Nguyên/Tứ Hỉ): 4 mủn, không khung 6 mủn. Toàn chữ đương nhiên tối thiểu phải là Tui Tui, nhưng không được tính thêm. Nhưng nếu Khàn Khàn hay Coong Coong thì được tính thêm.

Xin lưu ý: Không Hoa đương nhiên là Không Khung, nhưng Không Khung vẫn có thể có Hoa.

  • Xập Xám Díu (Thập Tam Yêu): Gồm Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung, Phát, Bạch, Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Cửu Văn, Cửu Vạn, Cửu Sách (tức chờ cả 13 cây trên). Nếu có 12 trong số 13 cây trên và cây 13 là 1 trong 12 cây đó thì có nghĩa là chờ 1 nước [chờ cây bài thiếu, tức 1 trong 13 cây bài nêu trên]. Được tính 2 mủn, không khung thì 3.
  • Tui Tui Toàn Nhất Cửu: Gồm 4 khàn và một đôi (kín và ngửa) toàn Nhất và Cửu (lẫn lộn cả 3 hàng Văn, Vạn, Sách). Được tính 3 mủn, không khung thì 4, không hoa thì 5.
  • Tiểu Tam Nguyên: bài gồm 2 phu nguyên và 1 phu nguyên nữa làm mắt, bắt buộc phải đủ ba loại Trung Phát Bạch, ván bài này được tính 5 phán (có nơi chơi 6 phán, tức mủn cun). Nếu thêm tui tui hoặc lai hàng sẽ tính thêm mỗi thứ 3 phán. Nếu thêm Tui Tui Lai Hàng, Tui Tui Lai Nhất Cửu thì 2 mủn, Tui Tui Nhất Cửu Lai Hàng thì 3 mủn.
  • Đại Tam Nguyên: gồm 3 phu (khàn) Trung Phát Bạch, 8 phán (có nơi chơi 9 phán). Nếu thêm tui tui hoặc lai hàng sẽ tính thêm mỗi thứ 3 phán. Tóm lại nếu Đại Tam Nguyên thêm Tui Tui hay Lai Hàng thì được 2 mủn; Tui Tui Lai Hàng hay Tui Tui Lai Nhất Cửu thì được 3 mủn; và Tui Tui Nhất Cửu Lai Hàng sẽ được 4 mủn.

Cả hai ván bài này nếu không có khung đều được tính thêm 1 mủn nữa, riêng lai hàng thì không được tính là không khung, nghĩa là phần lai hàng dù có khung hay không có khung cũng vậy.

  • Khàn Khàn (hay tui tui kín, tui tui bất cầu nhần): là ván bài gồm 4 phu ngang (khàn), bốc lấy mà tới, không có phỗng bên dưới. Ván bài này được tính 3 mủn, không khung thêm 1 mủn.
  • Coong Coong: toàn Âm Coong và Hối Coong và ù Coong Xừng Phá. Được tính 4 mủn. Nếu toàn Âm Coong thì 5 mủn.
  • Tiểu Tứ Hỉ: Gồm 3 phu (khàn) và một cặp mắt, phải đủ Đông Nam Tây Bắc, được tính 4-5 mủn. Ván bài này không được tính thêm lai hàng, nhưng nếu phu còn lại là phu ngang thì được tính thêm 1 mủn nữa gọi là Tui Tui Tiểu Tứ Hỉ, 5-6 mủn. Nếu là khàn Nhất hay Cửu được tính thêm một mủn nữa, và nếu là khàn tài phao thì sẽ được gọi là Tiểu Tứ Hỉ Toàn Chữ được tới 8-9 mủn (Không Khung thêm một mủn).
  • Đại Tứ Hỉ: Đủ cả bốn Khàn Đông Nam Tây Bắc, được tính từ 8-10 mủn (10 nếu không khung), không được tính lai hàng, không được tính thêm tui tui nhưng nếu mắt là đôi Nhất hay Cửu được tính thêm 1 mủn, nếu mắt là đôi tài phao (Trung, Phát hay Bạch) thì được tính thêm 4 mủn nữa, gọi là Đại Tứ Hỉ Toàn Chữ, có nơi tính tới 12-16 mủn (16 nếu không khung). Nếu Khàn Khàn được tính thêm 3-4 mủn, Coong Coong thì thêm 4-5 mủn. Tóm lại, có thể nói Đại Tứ Hỉ Toàn Chữ Không Khung là ván bài lớn nhất của Mạt Chược, (chưa kể trường hợp có thêm Khàn Khàn hay Coong Coong, Thiên Ù, Địa Ù hay Nhân Ù nếu có thêm).
  • "Xuyên": Nếu bốc được con bài đang chờ là một con bài kẹt, nghĩa là chỉ có một con bài cho 1 phu dọc thì được tính thêm 1 phán, ví dụ bốc được con 6 khi trong bài có con 5&7, con 3 khi có 1&2 hoặc con 7 khi có 8&9...

"Tán Tiêu": Con bài bốc được là một con duy nhất để hình thành phu mắt.

Lưu ý: nước bài "xuyên" này là "bốc được con bài chờ duy nhất" vì thế khi có khung nó thường không được tính, tuy nhiên nếu có khung mà nước bài đang chờ cũng vẫn chỉ là 1 nước bài duy nhất thì vẫn được tính, thi dụ ta có khung Tổng hoặc Hợp, nhưng bài trên tay ta đang có là một con 6, hai con 8 và một con 9 thì nước bài ta chờ chỉ là một con 7, vậy bốc được con 7 thì ta có thêm phán "xuyên".

Đặc biệt:

Lấy bài xong nhà cái ù liền gọi là Thiên ù, 2 mủn.Nhà cái đánh một con, nhà con ù, gọi là Địa ù, cũng 2 mủn. Nếu nhà cái đánh hoa mà nhà con ù thì nhà cái phải đền, tổng cộng 3 mủn, chung ba cái + 6 con.Nhà con bốc mà ù ngay thì gọi là Nhân ù, 2 mủn.

Cả Thiên và Nhân ù, nếu bốc từ đầu coong mà ù thì được cộng thêm 1 phán coong (bốc tụ bài Hoa mà ù thì gọi là Coong Xừng Phá [Quan Thành Hoa], được thêm 1 phán, và thưởng thêm tiền tùy quy định).

Trên đây chỉ là những ván bài căn bản để tính phán, cách tính điểm dựa theo phán như sau:

0 phán: cái & con 11 phán: cái 2 con 12 phán: cái 4 con 23 phán: cái 8 con 44 phán: cái 16 con 85 phán: cái 32 con 166 phán (mủn, tức "mủn cun", hay "mãn quan"): cái 64 con 32.

Phán thừa tính thêm 1-2 tùy quy định, (ví dụ 8 phán thì tính mủn + 2 phán)

      • Xin bổ túc, cách chung trên đây bắt đầu từ 0 phán. Có nghĩa là mủn ăn 128/64.

Ngày trước ở Sài Gòn và bây giờ nhiều nơi vẫn còn chơi, tới mủn thưởng thêm 10 điểm nữa, như vậy tới mủn nhà cái chung 74, con chung 42. Vì ăn thua như vậy hơi lớn nên thường nhiều nơi bỏ điểm thưởng tới mủn, tuy nhiên vẫn giữ điểm thưởng tới coong là thêm 5 điểm. Cũng có nhiều nơi chơi thưởng cho mỗi gió không có người ù mủn (tùy quy định), ví dụ đến gió Bắc mà chưa có người ù mủn thì sau đó ai ù mủn sẽ được thưởng số điểm quy định nhân với 4. Cũng có nơi chơi nếu ai ù 6 ván liên tiếp thì gọi là Lục Khôi, ván bài ù thứ 6 trở đi được cộng thêm mủn cun, và cứ thế tiếp tục.

Ngoài ra cần phải lưu ý, để ván bài lớn phải biết cách dựng khung cũng như tính toán, cố gắng để ván bài khi tới đủ 6 phán không cần hơn vì mỗi phán thêm chỉ được tính thêm 2 điểm, 5 phán cũng chỉ thêm được 10 điểm, không đáng gì, đôi khi dựng khung sẽ làm bài trở nên khó tới.

Quy luật về dựng khung như sau:

Khung Tổng: Dựng đầu, hoặc cửa 1 dựng bất cứ khi nào 3 phán, cửa khác dựng sau 2 phán.Khung Hợp: Dựng đầu, hoặc cửa 4 dựng bất cứ khi nào 3 phán, cửa khác dựng sau 2 phán.Đại Hoa, tất cả các cửa dựng bất cứ khi nào đều 2 phán.Tổng+Hợp: Dựng đầu bất cứ cửa nào 9 phán, dựng sau 1 lần 6 phán.Thùng: cửa 2 dựng bất cứ khi nào 2 phán, các cửa khác 1 phán.Soọc: Cửa 3 dựng bất cứ khi nào 2 phán, các cửa khác 1 phán.Màn: Cửa 4 dựng bất cứ khi nào 2 phán, các cửa khác 1 phán.Hỉ: cửa 2 dựng bất cứ khi nào 2 phán, các cửa khác 1 phán.Nguyên: cửa 3 dựng bất cứ khi nào 2 phán, các cửa khác 1 phán.Hoa trúng cửa thì được 1 phán, không trúng cửa không được tính phán.1 bộ hoa được tính 1 mủn, không được tính điểm hoa cửa nữa, nếu trúng cửa thêm 1 mủn nữa là 2 mủn.8 hoa bất kể được tính 1 mủn, 10 hoa được 2 mủn, được thêm điểm hoa cửa. Tuy nhiên không phải mọi nơi đều chơi như vậy, cũng có nhiều nơi không chơi theo lối tính hoa kiểu này.

Như vậy, trước khi hạ bài xuống ù phải tính xem bài mình được bao nhiêu phán trước khi xướng, vì khi đã xướng rồi, nếu tính thiếu sẽ không được tính thêm nữa, rất thiệt thòi, còn tính dư sẽ bị làng tính lại.(Vì bây giờ đa số đều chơi bài có nhiều bộ khung nên không giới thiệu 1 ván bài pair-pair, nghĩa là toàn bài khi tới là 7 đôi. Bài này cũng ăn 1 mủn. Nhiều nơi chỉ cho ù, nếu tự bốc, khác với luật của Hongkong. Ván bài này, nhiều nơi gọi là lục phé bôn, trong lúc pair-pair được xài cho việc khác, nếu khi chờ bằng 2 đôi (2 con mắt), mà tự bốc lấy mà ù, thì được thêm 1 phán).

Vài ván bài đặc biệt:1. Xập xám díu: 13 quân bài khác nhau: 7 tài phao + 3 lần quân 1 + 3 lần quân 9, quân thứ 14 tạo thành một đôi. 13 phán. Không khung, thêm 1 mủn.2. Yêu Cửu: Chỉ toàn quân 1 (yêu) va 9 (cửu), 3 mủn. Lai hàng 9 phán. Không khung thêm 1 mủn.3. Toàn chữ: Gió và tài phao, 4 mủn. Không khung, thêm 1 mủn. (xin so sánh với, Đại Tứ Hỷ Toàn Chữ bên trên)4. Phóng hoa: đánh ra 3 lần hoa, bài sạch khung là ù, 1 mủn. Hoa khi đánh ra có giá trị như Tổng. Ai đang chờ là đều tới được. Ăn mủn, đền mủn. Nhiều nơi cho tính Khung như Hoa, nghĩa là, phóng khung thế hoa được, miễn ba con là được. Nếu phóng 3 khung xanh thì không cần sạch tài phao cũng ù được. Nếu phóng 2 khung xanh (khung Hợp kể như khung xanh) và một khung đỏ (khung Nguyên hay khung Hỷ) thì phải cần sạch tài phao mới ù được. Khung đánh ra, thì có quyền bị ăn, bị phỗng.

  • Xiểu Xường Cống (Tiểu Tướng Công) và Tài Xường Cống (Đại Tướng Công):Lấy thiếu bài thì gọi là Xiểu Xường Cống và thừa bài gọi là Tài Xường Cống. Khi gặp những trường hợp này thì đương sự không thể ù được, chỉ cố mà "đánh lành" và mong cho hòa (bốc hết bài mà không ai ù) hay người ít phán nhất ù. Người thiếu bài vẫn có quyền ăn/phỗng nhưng thừa bài thì không được. Nếu không tuân thủ theo nguyên tắc trên thì phải đền cho cả 3 nhà.
  • Ván bài hòa: khi còn lại 13 chồng (26 quân bài) tính từ tụ bài lấy Hoa sang tụ rút mà vẫn chưa có ai ù thì ván bài kể như hòa, chơi ván mới.